Khám sức khỏe cho người lao động, lợi ích kép

hực hiện tốt việc tổ chức khám sức khỏe cho công nhân không chỉ thể hiện nghĩa vụ của DN với NLĐ mà con mang lại lợi ích với cả người lao động và doanh nghiệp


Một việc làm, hai lợi ích


Lựa chọn cơ sở khám uy tín để có chất lượng khám sức khỏe tốt nhất.

Theo quy định của luật Lao Luật Lao Động số 10/2012/QH13 tại Điều 152, Khoản 2 quy định: “Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần."

Nếu công tác khám sức khỏe cho công nhân được quan tâm đúng mức sẽ là “một việc làm” nhưng mang lại “hai lợi ích” cho người lao động và doanh nghiệp, cụ thể:

-    Đối với người lao động: khám sức khỏe giúp phát hiện sớm các bất thường trước khi có biểu hiện ra bên ngoài hoặc chuyển thành bệnh lý. Từ đó, nâng cao hiệu quả điều trị, giảm chi phí y tế cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ.

-    Đối với doanh nghiệp: ngăn ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp giảm được các chi phí y tế cho người lao động mắc bệnh. Ổn định lực lượng sản xuất, tạo sự gắn bó của người lao động và doanh nghiệp, nâng cao năng xuất lao động, giảm bệnh nghề nghiệp,...”.

Vì vậy, theo ThS.BS Năng để có chất lượng khám sức khỏe cho người lao động được tốt nhất, các doanh nghiệp, đơn vị cần chú trọng lựa chọn đơn vị uy tín cung cấp các dịch vụ khám sức khỏe nghề nghiệp, định kỳ tốt nhất.

Lựa chọn danh mục khám phù hợp

Để đánh giá, phân loại sức khỏe của công nhân, người lao động, Bộ Y tế đã ra Thông tư 14 quy định rõ danh mục khám cũng như các điều kiện bắt buộc của đơn vị y tế có thể tổ chức khám.

Còn công nhân làm trong các xưởng, nhà máy tiếp xúc với tiếng ồn, khói bụi, nếu môi trường làm việc không được bảo đảm cũng như việc phòng hộ không tốt thì lâu dài sẽ có nguy cơ mắc bệnh thính lực, hô hấp, tim mạch,… Do vậy, để công tác khám sức khỏe định kỳ đạt hiệu quả, tùy theo yếu tố người lao động phải tiếp xúc tại nơi làm việc mà lựa chọn các nội dung khác nhau”.