alt

Khi siêu âm thai cần lưu ý gì?

  Thứ Fri, 08/11/2024

Phần lớn trước khi siêu âm thai, các bà mẹ cần đi tiểu hết để bàng quang khỏi chèn vào tử cung, chỉ có trường hợp thai nhỏ, hoặc cần đánh giá cổ tử cung, bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn tiểu trước khi siêu âm.

Ngoài ra, khi bác sĩ hẹn lịch đi kiểm tra, bạn nên tuân thủ đúng và đến đúng hẹn. Vì đến muộn sẽ hạn chế khả năng quan sát do thai lớn vượt tuần làm cho đánh giá các cấu trúc khó hơn hoặc một số cấu trúc không còn (VD như khoảng sáng sau gáy cần đo khi thai từ 11 tuần đến 13 tuần 6 ngày – sau đó giá trị này sẽ không còn ý nghĩa; hoặc sau 34 tuần việc đánh giá mặt hoặc tim thai sẽ nhiều khó khăn vì thai đã lớn, buồng tử cung đã chật, hạn chế khả năng quan sát của bác sĩ).

Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm máu – nước tiểu kết hợp siêu âm thai

Đồng thời, thường đi siêu âm thai bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định thêm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu. Do đó, cần nhịn ăn để đánh giá các chỉ số máu được chính xác, nhất là xét nghiệm đánh giá nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Sau khi lấy máu xong, bạn có thể ăn nhẹ để tránh nguy cơ hạ đường huyết rồi sau đó mới gặp bác sĩ siêu âm.

Một số trường hợp trong quá trình siêu âm thai, em bé nằm sấp hoặc tư thế không phù hợp để khảo sát, bác sĩ sẽ dừng lại và đề nghị thai phụ ra ngoài đi lại để em bé xoay đổi tư thế, bà mẹ cần đi lại nhẹ nhàng và liên tục, để em bé có thể nhanh đổi tư thế – để tiếp tục khảo sát.

Khám và điều trị chuyên khoa Nội giúp phát hiện sớm, điều trị hiệu quả các bệnh lý nội khoa, cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Để được tư vấn hỗ trợ cũng như đặt lịch khám với các Bác sĩ chuyên khoa, Quý khách vui lòng liên hệ trước theo:

Hotline: 0246 296 22 55

Zalo: 0868 232 525

Đăng ký khám trực tuyến

Giảm ngay 30% phí trị liệu hoặc tiểu phẫu cho 50 người đăng kí đầu tiên

Đặt lịch hẹn khám

Bạn đang cần được tư vấn ?