Ung thư cổ tử cung là một trong những khối u ác tính, thường gặp ở phụ nữ. Ung thư cổ tử cung đứng thứ hai sau ung thư vú.
HPV (Human Papilomavirus) là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung (99,7%), trong đó HPV 16 và 18 gây nên 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
HPV là gì?
Ung thư cổ tử cung hay đứng thứ hai sau ung thư vú.
Là một loại vi rút gây u nhú ở người. HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Một số chủng của vi rút HPV có thể gây ra mụn, có ở bộ phận sinh dục và hậu môn. Một số chủng có thể gây ra tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, hậu môn và các bộ phận sinh dục khác.
HPV có bao nhiêu chủng?
Các chủng vi rút HPV
Có hơn 100 chủng vi rút HPV, hầu hết các chủng đều vô hại, không có dấu hiệu hoặc triệu chứng và sẽ tự khỏi. Có hơn 40 chủng vi rút HPV lây truyền qua đường tình dục có ảnh hưởng đến các bộ phận sinh dục và hậu môn.
HPV lây nhiễm qua đường nào?
Hình ảnh bất thường của ung thư cổ tử cung
- Đường lây nhiễm chính của HPV là qua hoạt động tình dục, tiếp xúc sinh dục-sinh dục, da-sinh dục, tay-sinh dục, miệng-sinh dục,…
- Lây truyền khi tiếp xúc và bao cao su không thể đảm bảo tránh lây nhiễm HPV.
- Qua đường mẹ con, đồ lót, kềm bấm sinh thiết, găng phẫu thuật…
- Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những phụ nữ quan hệ với nhiều người có nguy cơ lớn hơn, đặc biệt, phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục không được bảo vệ trước tuổi 16 có nguy cơ cao nhất. Đáng lo là việc nhiễm HPV không có biểu hiện nên nguy cơ lây nhiễm càng cao hơn.
Những triệu chứng ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soátđịnh kỳ có thể phát hiện và điều trị sớm.
Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bệnh ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn muộn:
- Chảy máu âm đạo;
- Đau lưng;
- Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục;
- Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì;
- Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo;
- Một chân bị sưng;
- Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo.
Các biện pháp phòng bệnh ung thư cổ tử cung
1. Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp, làm thêm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) để kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất.
2. Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung:
- Tuổi được Bộ Y tế VN khuyến cáo tiêm hiện nay là 9-26 tuổi (không khuyến cáo tiêm ngừa HPV cho phụ nữ trên 26 tuổi).
- Thời điểm hiệu quả nhất để tiêm ngừa cho bé gái và phụ nữ trẻ là trước khi bắt đầu có quan hệ tình dục. Nhưng ở những người từng quan hệ tình dục, việc tiêm ngừa vẫn có hiệu quả dự phòng.
3. Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình.
4. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con.
5. Thực hiện an toàn tình dục: sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
6. Tránh xa thuốc lá, và các chất kích thích.
7. Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.